Blog Tâm Sự: Sức Khẻo
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức Khẻo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức Khẻo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

7 thực phẩm ăn cùng thịt bò thêm bổ dưỡng

Thịt bò kết hợp với gừng, nhân sâm, gạo tẻ, bí đỏ, bông cải, rau cần, lá lốt sẽ bổ dưỡng, 

tốt cho sức khỏe. 

Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết thịt bò giàu đạm, béo, sắt, kẽm và các vitamin B. Thịt bò tính ấm có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Nếu kết hợp với một số loại thực phẩm dưới đây có thể giúp người ăn tăng cường sức khỏe, chữa được một số chứng bệnh. 
Gừng
Thịt bò kết hợp với gừng phù hợp cho người bị chứng không tiêu, đầy bụng.
Nhân sâm
Bò hầm với nhân sâm rất tốt cho người mệt mỏi, thở dốc (lưu ý không dùng cho người có bệnh 
cao huyết áp, phụ nữ đang hành kinh, phụ nữ sau sinh).
Gạo tẻ
Cháo thịt bò bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể.
Bí đỏ
Bò hầm với bí đỏ rất có ích cho người bị viêm phế quản, ho nhiều đờm.
Bông cải
Thịt bò vốn rất phù hợp cho nam giới. Nếu kết hợp với bông cải giàu axit folic càng làm tăng 
cường khả năng sinh sản.
Rau cần
Thịt bò ăn cùng với rau cần giúp bổ thận, tăng cường sinh lực.
Lá lốt
Thịt bò cuốn lá lốt là món ăn tốt cho người yếu sinh lý.
Bác sĩ Hạnh khuyên mặc dù thịt bò có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không nên
 lạm dụng bởi dễ gây bệnh gout.
Cao 

Bốn mức nhiệt độ của nước tốt cho cơ thể

Nước từ 35 đến 40 độ C tốt cho dạ dày, nước 85 độ C thích hợp để pha trà. 

Một số thành phần dinh dưỡng phản ứng với nhiệt độ nước. Vì vậy cần chú ý nhiệt độ 
nước khi pha sữa, trà, mật ong.
Dưới đây là bốn mức nhiệt độ nước tốt cho cơ thể bạn nên biết, theo People.
35-40 độ C: Nhiệt độ phù hợp nhất cho dạ dày
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất cơ thể người. Mỗi sáng thức dậy, bạn nên 
uống 1-2 cốc nước ấm (khoảng 200 - 400 ml) để giúp dạ dày giữ ấm, giảm tỷ lệ mắc chứng 
máu đông, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ngày. 
45-50 độ C: Nhiệt độ an toàn cho trẻ nhỏ uống sữa
Trong sữa bột trẻ nhỏ có một số chất dinh dưỡng rất dễ phản ứng với nhiệt độ cao như 
vitamin A, vitamin C, DHA. Nếu dùng nước ở mức nhiệt từ 70 độ C trở lên sẽ xuất hiện các
 hạt vón cục màu trắng và gây biến đổi các chất dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ nên pha sữa với 
nhiệt độ khoảng 50 độ C, sau khi cho thêm sữa nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ C - mức 
nhiệt độ thích hợp với trẻ nhỏ.
Dưới 55 độ C: Nhiệt độ thích hợp khi pha với mật ong
Mật ong chứa rất nhiều dinh dưỡng như Amylase, Glucose Oxidase, Catalase và các enzyme
 sinh học khác. Các hoạt tính enzyme trong mật ong là những chỉ số quan trọng để đánh giá 
chất lượng mật ong. Nếu pha nước trên 60 độ C với mật ong, nhiệt độ cao sẽ khiến enzyme 
biến tính mạnh hơn. Do vậy, 55 độ C là mức nhiệt tốt nhất để đảm bảo các chất dinh dưỡng 
trong mật ong không bị biến đổi, gây ảnh hưởng tới dạ dày.
85 độ C: Nhiệt độ thích hợp để pha trà
Caffeine và Polyphenol là hai thành phần hoạt tính có trong trà. Để tối đa hóa hương vị và dinh
 dưỡng của trà, bạn hãy pha trà với nước 85 độ C.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Những cách chế biến làm mất dinh dưỡng thực phẩm

Nêm muối ngay khi bắt đầu nấu khiến rau, thịt không ngon và mất đi chất dinh dưỡng, 

tốt nhất hãy chờ đến khi chín 70-80%.

Công đoạn nấu nướng vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
 Dưới đây là những cách chế biến thực phẩm bạn nên tránh, theo People.
Gọt vỏ củ quả
Có nhiều người vì sợ thuốc bảo vệ thực phẩm còn tồn lại ở vỏ các loại củ quả như cà chua, cà tím, 
cà rốt nên thường gọt hết vỏ trước khi nấu. Trên thực tế, việc gọt vỏ chỉ hạn chế phần nào lượng 
chất độc hại mà lại làm mất đi các chất dinh dưỡng như chất xơ, chất khoáng, chất diệp lục, vitamin. 
Để loại bỏ lượng thuốc bảo vệ thực vật, bạn hãy rửa thực phẩm trong 15-20 giây sau đó ngâm tối 
đa 7 phút. Chỉ gọt vỏ những loại củ quả vỏ cứng, không có giá trị dinh dưỡng.
Thái trước khi rửa
Nếu thái trước khi rửa, các vitamin có trong thực phẩm như vitamin B, vitamin C và các khoáng 
chất có thể hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, ngâm một số loại như khoai tây, cà tím trong nước
 để tươi, không bị thâm nhưng cũng lấy đi một phần chất dinh dưỡng. 
Tốt nhất, đối với rau xanh, bạn hãy rửa sạch rồi thái. Còn những loại nhanh biến sắc như khoai 
tây, cà tím chỉ ngâm nước tối đa ba phút sau đó chế biến ngay. 
Thái thành miếng quá nhỏ
Thực phẩm càng bị thái nhỏ càng tăng khả năng tiếp xúc với không khí và nhiệt độ của nồi,
 giảm dinh dưỡng. Một số vitamin rất dễ bị oxy hóa là C, E và B. 
Vì lý do trên, bạn nên hạn chế thái thực phẩm thành miếng quá nhỏ. Đối với trẻ nhỏ, hãy hầm 
nhừ món ăn để bé có thể dễ dàng ăn. 
Cho muối quá sớm
Nhiều người có thói quen cho muối ngay khi bắt đầu nấu mà không biết sẽ ảnh hưởng đến cả 
hương vị lẫn giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Rau sẽ ra nhiều nước hơn còn protein trong thịt 
bị đông tụ, có thể gây khó tiêu. Tốt nhất, bạn hãy chờ đến khi thực phẩm chín được 7-8 phần 
hẵng cho gia vị. 
Xào rau khi chảo ở nhiệt độ cao
Một số người hay đun chảo thật nóng mới cho dầu và hành, tỏi vào phi rồi đến khi có mùi thơm 
bỏ thực phẩm vào xào. Tuy nhiên, khi ấy nhiệt độ dầu đã lên quá 200 độ C khiến các chất dinh 
dưỡng như vitamin E, phospholipids, axit béo phần nào mất đi. 
Vì vậy, nên cho dầu vào chảo trước khi đặt lên bếp. Nấu nướng với lửa quá nhỏ khiến thời gian
 chế biến bị kéo dài, thực phẩm bị ra nước và giảm bớt chất dinh dưỡng. Hãy nấu nướng ở lửa 
lớn. Như vậy vừa rút ngắn thời gian nấu vừa giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm. 

Lòng trắng hay lòng đỏ trứng gà bổ dưỡng hơn

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có lượng protein ngang nhau, tuy nhiên lòng trắng không 

chứa cholesterol và chất béo như lòng đỏ.


Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, trứng là thực phẩm rất tốt có thể ăn hàng ngày
. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ no lâu, thích hợp với người thừa cân, muốn giảm cân. Trứng cũng
 là một trong số ít thực phẩm tự nhiên nhiều vitamin D cần thiết cho cơ thể hấp thu canxi, duy trì
 xương chắc khỏe. Ngoài ra, trứng chứa dưỡng chất choline rất tốt cho sự phát triển của não thai
 nhi và làm tăng trí nhớ tuổi già. 
Nhiều người thắc mắc ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng sẽ bổ dưỡng hơn. Theo chuyên gia Mộc
Lan,
hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên,
 trong
 một quả trứng, tỷ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.
Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin
như
A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Vì vậy, bà Lan cho
rằng
 lòng đỏ trứng bổ dưỡng hơn lòng trắng.
"Lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ”,
chuyên gia khuyên. Tất nhiên, kể cả khi ăn lòng đỏ có chứa cholesterol thì hàm lượng cũng
không
 quá cao để dẫn tới bệnh tim mạch.
Trứng gà là thực phẩm phù hợp cho mọi người mọi giới. Trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi
 phát triển, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hay người bệnh, suy nhược cơ thể, đặc biệt
trẻ nhỏ nên ăn nhiều trứng gà để phát triển trí não.
Theo bà Lan, trứng gà, vịt, ngan, ngỗng... có giá trị dinh dưỡng khác nhau song không đáng kể.
Trứng gà được coi là tốt nhất trong các loại trứng. Ăn trứng luộc cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng
hơn so với các cách chế biến khác.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Điều gì xảy ra trong cơ thể nếu bạn thường bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sáng làm chậm quá trình trao đổi chất, cơ thể thiếu hụt năng lượng, hạ 

đường huyết và mệt mỏi.

 5 tác động đến sức khỏe nếu bạn bỏ qua bữa ăn sáng có thể khiến bạn thay đổi thói quen.
Tăng cân
Nếu đang muốn giảm cân và có thói quen bỏ bữa ăn sáng thường xuyên thì bạn đang ngược lại
 với mục tiêu của mình. Khi nhịn ăn sáng, bạn sẽ bị đói cồn cào cho đến bữa ăn tiếp theo. Đây là 
nguyên nhân bạn cảm thấy mất kiểm soát và ăn rất nhiều vào bữa trưa. Tệ hơn, không ăn bữa 
sáng làm tăng sự thèm ăn ngọt và các thực phẩm chiên rán, chất béo. Những nhu cầu đó khiến 
cơ thể ăn nhiều hơn trong ngày và bạn tăng cân nhanh chóng.
Gây rụng tóc
Hói, tóc rụng hay chẻ ngọn xuất phát từ nguyên nhân cơ thể không được đáp ứng đủ protein,
 ảnh hưởng đến mức keratin. Trên thực tế, keratin là thành phần chiếm tới 70% trong cấu tạo tóc,
 một loại protein có tác dụng bảo vệ tóc tránh khỏi những hư tổn, giúp tóc có độ bóng mượt, khỏe
 mạnh. Bữa sáng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của các nang tóc. Vì vậy, muốn tránh tình trạng tóc
 xấu, xơ rối hay gãy rụng, bạn nên chiêu đãi cơ thể bằng bữa ăn sáng giàu protein hàng ngày.
Có thể gây đau nửa đầu
Gần đây bạn thường đau nửa đầu, chóng mặt? Điều đầu tiên cần xem xét là chế độ ăn của bạn đã 
cân bằng chưa. Hạ đường huyết là một thuật ngữ y tế chỉ mức độ thấp của lượng đường trong máu 
do tình trạng thiếu hụt năng lượng tạm thời hay lâu dài. Thực tế cho thấy nhịn ăn sáng kích hoạt một 
loạt các kích thích trong cơ thể nhằm bù đắp cho lượng đường bị thiếu hụt này, làm tăng huyết áp, 
gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.
Ảnh hưởng tâm trạng và mức năng lượng
Cơ thể sẽ mệt mỏi khi bạn thức dậy sau một đêm dài mà chưa được bù đắp năng lượng và làm chậm 
tiến trình trao đổi chất. Do đó hãy chăm chút cho bữa ăn đầu tiên trong ngày được đầy đủ chất để tái
 tạo năng lượng mới.
Ảnh hưởng đến hormone
Thói quen nhịn bữa ăn sáng làm ảnh hưởng lớn đến hormone trong cơ thể. Sự thay đổi hormone làm 
tăng lượng cortisol, là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nôn nao, căng thẳng.  Một bữa sáng lành 
mạnh giàu chất sắt, folate, khoáng chất và các vitamin khác sẽ bù đắp cho cơ thể chất dinh dưỡng bị 
mất, tránh tình trạng nôn nao và đau đầu.
                                                                                                                                               Hội

Kháng sinh thực vật hỗ trợ điều trị viêm amidan

Kháng sinh thực vật có trong các loại thảo dược thiên nhiên như cúc lục lăng,

 có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ kháng vi khuẩn, virus.

Theo bác sĩ Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, môi trường ô nhiễm,
 khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến tỷ lệ mắc viêm amidan ở nước ta khá cao. Bệnh
 thường gặp vào thời điểm giao mùa, dễ tái phát và trở thành mãn tính.
Hệ lụy của amidan sưng to là gây đau rát họng, cảm giác vướng víu khi nuốt thức ăn, 
uống nước. Thay đổi giọng nói, khàn hoặc mất tiếng cũng là tình trạng mà nhiều 
bệnh nhân thường gặp. Bệnh có thể dẫn đến hơi thở có mùi do những chất mủ có 
trên bề mặt amidan, dễ làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Viêm amidan gây khó thở, ngáy to. Dù không phải tất cả bệnh nhân đều gặp phải
 nhưng nhiều người có thể trải qua tình trạng này. Những biến chứng có thể gặp 
như viêm nhiễm thứ phát, viêm tai giữa, viêm xoang. Nếu viêm họng do liên cầu có
 thể gây sốt phát ban. Một biến chứng hiếm gặp là áp xe họng, thường xảy ra ở một bên,
nếu nặng cần phải chích rạch tháo áp xe.
Bác sĩ Hoàng Sầm cho biết, kháng sinh thực vật từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ tiêu diệt
 hoặc góp phần kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus. Cây cúc lục lăng, sơn đậu căn, 
lược vàng, thăng ma... đều có thành phần kháng sinh thực vật, có thể sử dụng để hỗ trợ 
điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan.
Cúc lục lăng là thảo dược quý, lâu đời của nước ta có nhiều ở vùng miền núi Tây Bắc.
 Cúc lục lăng (còn gọi Xú linh đan hay Linh đan hôi) có vị cay đắng, tính hàn có tác
 dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái khư đàm, tiêu thũng. Cây thuốc này có 39 hợp
 chất quý (trong số 52 hợp chất được chiết xuất từ toàn bộ cây), chứa nhiều nhóm 
Dicaffeoylquinic có tác dụng hỗ trợ ức chế virus khởi nguyên gây viêm amidan, viêm
 họng; góp phần ngăn chúng phát triển và có thể tự diệt theo thời gian.
Các nhà khoa học thuộc Viện Y học Bản địa Việt Nam mới đây đã bào chế viên ngậm
 từ cây cúc lục lăng hỗ trợ cho người bị viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính.
 Sản phẩm này được phối vị các loại thảo dược theo thuyết y học cổ truyền “quân,
 thần, tá, sứ”. Thành phần có chứa cây thuốc cúc lục lăng (vi quân - vị thuốc quan 
trọng nhất trong bài thuốc); cây sơn đậu căn (vi thần - có tác dụng phụ trợ cho vị thuốc)
; cây thăng ma (vi tá - phụ giúp “quân”, “thần” cho thêm tác dụng) và cây lược vàng
 (vi sứ - dẫn vị thuốc đi đến được nơi cần điều trị) - bác sĩ Hoàng Sầm cho biết thêm. 
                                                                                                                       Kim

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Những thứ cấm kỵ ăn chung với gan heo

Nếu bạn xào gan heo chung với giá đỗ vì cho rằng bổ dưỡng thì sai lầm

 vì vitamin C trong giá đỗ bị oxy hóa bởi sắt trong gan.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Guốc gia, cho rằng gan là cơ 
quan thải độc của cơ thể cho nên tồn dư nhiều chất độc hại là sai lầm. Thực tế 
độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước 
tiểu ra khỏi cơ thể. Vì vậy ăn gan an toàn nếu chế biến đúng cách.
Bác sĩ Hải cho biết, gan heo, bò, vịt, gà chứa nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, 
các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu,
 mù màu, còi xương. Vitamin A trong gan có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề 
kháng và tăng trưởng ở trẻ em. Trong 100 g gan heo chứa 21,3 g protein, 25 mg 
sắt, 8.700 mcg vitamin A. Ngoài ra trong gan còn có vitamin B, D, axid folic, 
nicotilic, rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hải, gan có hàm lượng cholesterol cao. Khi ăn, cơ thể sẽ tạo 
ra ít cholesterol hơn để cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, dẫn đến nguy cơ 
gây hại cho tim mạch.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm,
 cho biết gan heo rất giàu dinh dưỡng, chỉ có hại nếu như chế biến không đúng cách. 
Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ hoặc
 virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các
 loại virus, ký sinh trùng này. Ngoài ra, trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề 
mặt, lượng virus có thể vẫn còn tồn dư, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra có một số món không nên nấu chung với gan để tránh các tương tác không có
 lợi cho sức khỏe.
Những thứ cấm kỵ ăn với gan
- Gan heo xào giá đỗ: Gan động vật nói chung và gan heo nói riêng không nên xào nấu
 lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ. Vitamin C trung tính và có tính 
kiềm không ổn định, trong khi gan có nhiều vi lượng như đồng, sắt nên dễ làm oxy hóa
 phân giải vitamin C.
Gan lợn và gỏi cá: Theo Đông y, gỏi cá là thực phẩm sống lạnh kết hợp với gan heo sẽ
 sinh ra chứng trường ung, gây trướng bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải trường hợp này, có
 thể dùng nước cam thảo nóng để trị.
Gan heo kết hợp rau cần, cà rốt: Gan lợn chứa các ion kim loại làm phân giải vitamin C,
 gây mất tác dụng của cà rốt. Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan 
lợn sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn và cải xoăn: Kết hợp cải xoăn với gan lợn sẽ làm cho hàm lượng vitamin C dồi 
dào trong cải xoăn bị phân giải và không có tác dụng. Do đó không nên kết hợp 2 thực
 phẩm này với nhau.
Lưu ý khi ăn gan động vật
Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều gan động vật, không ăn gan chưa qua
 chế biến. Khi mua, quan sát màu sắc của gan phải đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có 
những nốt sần sùi, không có mùi lạ. Chế biến cần sơ chế kỹ, nấu chín tránh nhiễm ký
 sinh trùng hoặc gan bị nhiễm khuẩn.
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan. Gan động vật chứa nhiều vitamin A, dùng nhiều 
có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, người bị bệnh gout cũng cần hạn chế ăn gan.

Lưu ý khi ăn quả hồng

Tanin trong vỏ quả hồng vào cơ thể lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong dạ dày, 

do đó khi ăn nên gọt bỏ vỏ.

Vị ngọt dễ ăn, hàm lượng dinh dưỡng cao, hồng là một trong những loại quả không
 thể thiếu trong thực đơn mỗi gia đình khi vào mùa thu. Ở Việt Nam, quả hồng có hai
 loại là hồng vỏ đỏ và hồng vỏ vàng cam (hồng ngâm).
Các nhà khoa học chỉ ra quả hồng giàu glucose, protein, fructose, vitamin C, citrulline,
 iot, canxi, photpho, sắt. Lượng vitamin trong hồng cao gấp đôi so với các loại trái cây
 khác như táo. Ngoài ra, lá hồng còn có thể làm thuốc, giúp hạ huyết áp cao, ngăn
 ngừa bệnh tim mạch.Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích trên, bạn cần chú ý những điều
 sau khi ăn hồng
Không nên ăn hồng khi đang đói
Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin. Nếu ăn hồng khi đang đói, hai chất này sẽ
 hình thành chất kết tủa không hòa tan dưới tác động của axit dạ dày. Khi không
 thể xuống ruột non qua môn vị, chất kết tủa dễ lưu lại và hình thành sỏi dạ dày.
Nếu không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sỏi dạ dày có thể gây 
tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên,
 nôn mửa. 
Không ăn vỏ hồng
Vỏ là phần tập trung phần lớn tanin của quả hồng. Nếu ăn cả vỏ hoặc không gọt vỏ kỹ
, chất tanin sẽ đi vào cơ thể, lâu ngày hình thành sỏi trong dạ dày.
Không ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều hồng tạo nên hợp chất khó hấp thụ khiến cơ thể thiếu khoáng chất.
 Bên cạnh đó, quả hồng nhanh gây cảm giác no, ảnh hưởng tới khẩu vị. Tốt nhất,
 mỗi lần ăn hồng, bạn không nên ăn quá 200 g.
Một số trường hợp hạn chế ăn hồng
Quả hồng có tính hàn nên người mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy, thiếu máu sau sinh,
 cảm lạnh không nên ăn nhiều. Hàm lượng đường trong quả hồng ảnh hưởng tới 
việc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày mạn tính. Tanin trong hồng có thể làm
 cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể, không thích hợp cho người đang điều trị thiếu máu.
Nguyễn

Chàng trai 3 lần phẫu thuật để trở thành cô gái

Trải qua nhiều đau đớn về thể xác lẫn tinh thần để có hình hài con gái, Phạm An An không hối hận khi quyết định phẫu thuật chuyển giới.

Vẻ ngoài ngày nay là gái 29 tuổi sống tại TP HCM, thực ra giấy khai sinh của An ghi giới tính trai với tên họ Trần Tuấn An. Sau 3 lần phẫu thuật thay đổi diện mạo hoàn toàn, cô đổi tên thành nữ là Phạm An An.
Bé trai An An lúc lên 4 tuổi có sở thích chơi búp bê, làm công chúa, tô son, má phấn. Học cấp 2, cô phải lòng chàng trai cùng lớp nên viết thư tỏ tình, bị cô giáo phát hiện cho mời phụ huynh đến gặp, về nhà bị đánh đòn nhừ tử. Khi ấy chưa biết đến "đồng tính", An luôn luẩn quẩn những câu hỏi "mình là trai hay gái?", "mình có bị bệnh không?", "sau này mình lấy vợ hay chồng?".
An nhớ mãi câu nói của ba: "Tại sao con lại mặc đồ con gái? Ba sinh con là con trai thì con phải là thằng con trai bình thường như bao người khác". 
25 tuổi An quyết định nuôi tóc dài và tiêm hormone để cơ thể nữ tính hơn trước khi phẫu thuật chuyển giới. Lựa chọn này khiến ba mẹ cô bị sốc đến ngất xỉu phải nhập viện. Ngồi bên cạnh ba ở viện, cô gái với mái tóc lởm chởm thủ thỉ: "Con muốn ba mẹ quen dần với hình ảnh người con gái trong nhà. Dù con là ai đi chăng nữa, con vẫn là con của ba mẹ".
Thời gian đầu tiêm hormone, cơ thể cô luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể ỏi, nóng nảy và mất ngủ. Dần dà cơ thể An thích nghi tốt hơn, uyển chuyển, nữ tính hơn. Cuối năm 2016, cô gái tham gia cuộc thi về nhan sắc ở người chuyển giới, may mắn giành giải cao và được tài trợ phẫu thuật gương mặt (nhấn mí, nâng mũi, độn cằm), nâng ngực miễn phí.
Nằm trên băng ca chuẩn bị đại phẫu thuật, cô không chút sợ sệt, thay vào đó là niềm vui sắp trở thành con gái. Tỉnh dậy trong thuốc mê chưa tan, An cảm nhận như có tảng đá lớn đè lên ngực khiến cô đau đớn, gương mặt băng bó chỉ chừa đôi mắt. An với lấy tay bác sĩ hỏi: "Ca phẫu thuật có thành công?". Hạnh phúc hơn là ba mẹ chấp nhận và vào viện chăm sóc cô tận tình. 
Cuộc phẫu thuật thành công hơn mong đợi, cô quyết tâm làm việc kiếm đủ tiền để sang Thái Lan phẫu thuật bộ phận sinh dục. Cuối năm 2017, An bay sang phẫu thuật bộ phận sinh dục. Chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng nhưng khi sắp bước vào làn ranh sinh tử cô gái trẻ không khỏi lo sợ. Lúc này cô nghĩ về ba mẹ, về khao khát trở thành người con gái hoàn thiện về mặt sinh lý, để mạnh mẽ bước lên bàn mổ. "Đây là con đường tôi đã chọn, dù có chết trên bàn mổ tôi cũng chấp nhận", An chia sẻ. 
Sau phẫu thuật, cô phải hàng ngày tự nong bộ phận sinh dục mới để đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường. Ba tuần sau, vết thương lành hẳn, An trở về Việt Nam trong sự chào đón của người thân và bạn bè thân thiết. Mẹ ôm chầm lấy con nói: "Số phận của con quá đau khổ, bây giờ đã trở thành con gái đúng nghĩa, con phải sống thật tốt và có ích cho xã hội". Như bao người phụ nữ khác, An khát khao có chồng, sinh con và sống phần đời còn lại thật viên mãn.
Cao 

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Ăn cua như thế nào mới đúng?

Hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong cua; khi nấu thêm bia, gừng giúp tăng hương vị, khử khuẩn và làm ấm dạ dày.

Thịt cua giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết cách ăn cua đúng. Dưới đây là các lưu ý khi ăn cua,
Cách chọn cua
Trên thị trường có rất nhiều loại cua. Tùy vào loại nước được nuôi, cua có thể phân loại thành cua biển
 và cua nước ngọt. 
Về góc độ dinh dưỡng, cua biển và cua nước ngọt đều là thực phẩm có hàm lượng protein cao, ít chất 
béo. Tuy nhiên, cua biển chứa nhiều axit béo không no hơn còn cua nước ngọt hàm lượng choresterol 
cao hơn.
Cách ăn cua hợp lý
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong xương cua có những vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus 
và Paragonimiasis dễ gây ngộ độc, dị ứng. Do đó trước khi ăn cua cần nấu chín.
Hấp là cách tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua. Khi hấp, bạn có thể kết hợp với 
bia, gừng, hành tây. Như vậy, bạn vừa tăng hương vị cho món cua lại vừa khử trùng hoàn toàn các vi
 khuẩn đồng thời làm ấm dạ dày vào mùa thu đông.
Lưu ý, mỗi bữa chỉ nên ăn từ 40 đến 75 g hải sản, tức khoảng 1-2 con cua. Cua chứa nhiều protein
 nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gây dị ứng.
Trường hợp nên và không nên ăn nhiều cua
Một số người cho rằng cua không nên ăn kèm với cà chua vì vitamin C trong cà chua có thể khiến các
 asen hữu cơ trong cua chuyển thành asen vô cơ có hại. Tuy nhiên, thông qua khảo sát và thí nghiệm, Trung tâm Giám sát An toàn Thực phẩm Bắc Kinh (Trung Quốc) kết luận việc kết hợp cà chua và cua không hề ảnh hưởng gì tới quá trình chuyển hóa chất.
Ngoài ra, cua là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi,
 protein, omega-3, vitamin nhóm B, hỗ trợ chắc xương và chắc răng. Phụ nữ mang thai chỉ cần chú 
ý ăn cua vừa phải và tuyệt đối tránh các món cua sống như gỏi cua.
Bệnh nhân viêm gan, phù nề dạ dày niêm mạc, rối loạn bài tiết mật, suy giảm chức năng tiêu hóa 
không nên ăn cua vì cua dễ gây khó tiêu, đầy bụng nôn mửa. Gạch cua nhiều cholesterol, 
không thích hợp cho người mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân gout và người hay dị ứng với
 hải sản cũng nên hạn chế ăn nhiều cua. 
Nguyễn

Người bệnh viêm gan nên ăn gì để bảo vệ gan

Nên lựa chọn chế độ ăn giúp nương nhẹ chức năng gan, tạo điều kiện để tái tạo, ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. 

Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan, thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa,
 biếng ăn, đại tiện phân lỏng. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra có thể do rượu, 
một số thuốc hoặc hóa chất. Viêm gan có thể kèm theo vàng da hoặc không vàng da và 
thường kèm theo các rối loạn khác của bộ máy tiêu hóa.
Thời kỳ viêm gan cấp tính
Giai đoạn đầu:
Bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
- Năng lượng: 25 kcal/kg cân nặng một ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn: 
(truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo…).
Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000 calo
(1.000-1.500 ml sữa) mỗi ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì không có nhiều cặn bã,
 không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Có thể dùng sữa tách bơ hoặc
 sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng.
- Protid: 0,4-0,6g/kg cân nặng một ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10-15% tổng năng lượng.
- Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 6-8 bữa một ngày.
Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:
- Năng lượng E (kcal): 1.300-1.400.
- Protid (g): 20-30.
- Lipid (g): 15-20.
- Glucid (g): 250-280.
- Nước (lít): 2-2,5.
Giai đoạn tiếp theo:
Cuối giai đoạn cấp tính có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, 
cháo. Khi đã hết sốt, áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và nhiều methionin như 
sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng với tăng cường calo, tăng cường chất bột.
Nguyên tắc:
- Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng hiện tại một ngày.
- Protid: 0,8-1 kg/cân nặng một ngày. Tỷ lệ protid động vật chiếm hơn 50%.
- Lipid: 10-15% tổng năng lượng.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước.
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.
- Số bữa ăn: 4-6 bữa một ngày.
Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1.500-1.700.
- Protid (g): 40-55.
- Lipid (g): 17-28.
- Glucid (g): 280-330.
- Nước (lít): 2-2,5.
Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn tính
Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, 
 thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo,
 nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.
Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ.
- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột.
- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid.
- Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi.
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật.
- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc.
- Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt.
- Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
- Năng lượng: 35 kcal/kg cân nặng một ngày.
- Protid: 1-1,5 g/kg cân nặng một ngày.
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng.
- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Nước: 1,5-2 lít mỗi ngày.
- Số bữa ăn: 3-4 bữa một ngày.
Cơ cấu khẩu phần một ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1.800-1.900.
- Protid (g): 50-75.
- Lipid (g): 30-40.
- Glucid (g): 310-340.
- Nước (lít): 1,5-2.
Một số thực đơn tham khảo
Mẫu 1: 1.500 kcal một ngày, protid: 59 g, lipid: 22 g, Glucid: 262 g.
- Sáng: bún thịt bò (bún 200 g, thịt bò 30 g), quả chín: 100 g.
- Trưa: cơm 2 lưng bát (100 g gạo), thịt nạc viên hấp 60 g, canh bí 200 g, nước cam 200 ml.
- Chiều: cơm 2 lưng bát (100 g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40 g, rau cải 200 g, dầu ăn 5 ml), 
đu đủ 100 g.
- Tối: Sữa tươi 200 ml.
Mẫu 2: Năng lượng 1.770 kcal, protid: 82 g, lipid: 31 g, glucid: 288 g.
- Sáng: Cháo thịt (gạo tẻ 30 g, thịt nạc 30 g), quả chín 100 g.
- Trưa: Cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50 g, hành tây 20 g, mộc nhĩ 5 g, tỏi tây - cà rốt 30 g,
 đậu cô ve 20 g), canh cải 1 bát.
- Chiều: Cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100 g, cà chua 50 g), tôm rang 50 g, canh rau 200 g,
 quả chín 100 g.
- Tối: Sữa 200 ml.
Mẫu 3: Năng lượng 2.100 kcal, protid: 86 g, lipid: 44 g, glucid: 347 g.
- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5 ml), quả chín 100 g.
- 9h: Một cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20 g, đường kính 20 g, bột đao 5 g).
- 11h: Cơm 2 bát, thịt rim 50 g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200 g, tôm nõn 10 g, dầu ăn 3 ml), 
quả chín 200 g.
- 15h: Một hộp sữa nước 200 ml.
- 17h: Cơm 2 bát, thịt gà rang 80 g, rau muống luộc 200 g, quả chín 200 g.
                                                                                                    Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm